Lộ diện nút giao ‘khủng’ Tân Vạn, tuyến vành đai 3 TP.HCM
Nút giao Tân Vạn – Xa lộ Hà Nội (TP.HCM – Bình Dương – Đồng Nai) được đánh giá là nút giao lớn nhất, phức tạp nhất của tuyến vành đai 3 TP.HCM.
Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP đánh giá nút giao Tân Vạn – Xa lộ Hà Nội là nút giao quan trọng tiếp nối với đường sắt, đường trên cao và tuyến cao tốc (nút giao ba tầng).
Quy hoạch tổng thể tuyến vành đai 3 TP.HCM. Ảnh: Sở GTVT TP.HCM.
“Đây cũng nút giao quan trọng nhất của vành đai 3, trong đó nút giao Tân Vạn là nút giao phức tạp nhất. Dự án có một đoạn đi cao khoảng 12 km từ TP.HCM đi về hướng Tân Vạn. Việc đi cao là để khắc phục kênh rạch và tận dụng quỹ đất đô thị này và tiết kiệm chi phí GPMB” – ông Phúc chia sẻ.
Phối cảnh nút giao Tân Vạn. Ảnh: Sở GTVT TP.HCM.
Nút giao Tân Vạn – nút giao ba tầng được kỳ vọng xóa bỏ tình trạng kẹt xe trong thời gian tới. Ảnh: Sở GTVT TP.HCM.
Đây là nút giao lớn, có tính chất phức tạp với tuyến đường sắt, cao tốc đi qua. Ảnh: Sở GTVT TP.HCM.
Theo UBND TP.HCM, đường vành đai 3 đi qua trước cảng cạn ICD Long Bình, TP Thủ Đức tiếp giáp với nút giao Tân Vạn với lượng xe tải, xe container vào cảng lớn. Theo đó, khu vực này sẽ đề xuất xây dựng đường song hành có quy mô 4 làn xe mỗi bên để đảm bảo nhu cầu giao thông.
Mặt cắt ngang tại vị trí này mở rộng hơn các đoạn thông thường: bề rộng mặt cắt ngang là 96,5 đến 120 m với phương án đi thấp hoặc từ 82,5 đến 106 m với phương án đi cao.
Khu vực Mỹ Phước – Tân Vạn thường xuyên bị kẹt xe. Ảnh: ĐT.
Tuyến vành đai 3 TP.HCM có sáu nút giao liên thông hoàn chỉnh. Trong đó có bốn nút đầu tư mới là: Nút giao với đường Bến Lức – Long Thành; nút giao Tân Vạn; nút giao Bình Chuẩn; nút giao Tỉnh lộ 10. Hai nút bổ sung hạng mục: Nút giao với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, nút giao với đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương.